Điều trị sẹo lõm bằng Acidtrichloacetic

Điều trị sẹo lõm bằng acidtrichloacetic (TCA) là kỹ thuật chấm acidtricloacetic trực tiếp vào nền sẹo, nhằm phá nền sẹo, kích thích sự tăng sinh các sợi collagen và làm đầy tổ chức sẹo

1. CHỈ ĐỊNH

Sẹo lõm đã ổn định, kích thước dưới 3mm

2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh không đồng ý hoặc không hợp tác điều trị.
  • Sẹo chưa ổn định.
  • Sẹo có kích thước lớn hơn
  • Vùng da điều trị đang nhiễm trùng cấp tính, lan toả.
  • Bệnh toàn thể nặng, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, suy hô hấp…

Thận trọng khi điều trị

  • Người bệnh đang điều trị bằng
  • Người bệnh có cơ địa sẹo lồi.
  • Vùng da điều trị đang chiếu xạ.
  • Suy giảm miễn dịch nặng.
  • Phụ nữ có thai.

3. CHUẨN BỊ

3.1. Nơi thực hiện

Phòng thủ thuật đủ rộng (diện tích trên 12m2), kín đáo, được tiệt trùng (tia cực tím).

Đảm bảo các điều kiện: Ánh sáng: 300-700 lux, nhiệt độ: 21-24oC, độ ẩm: 60-70%.

3.2. Người thực hiện

Thủ thuật viên: 01 người.

Phụ thủ thuật:01người.

3.3. Trang thiết bị, dụng cụ, thuốc, vật tư tiêu hao

  • Trang thiết bị: Bàn thủ thuật
  • Dụng cụ: Khay quả đậu, pince, kéo, cốc inox đựng thuốc.
  • Thuốc: Natri clorua 0,9%, Povidin, cồn 70, TCA 100%
  • Vật tư tiêu hao: Bông, gạc, găng vô trùng, kim chấm thuốc

3.4. Người bệnh

  • Được khám, xét nghiệm, hội chẩn để có chẩn đoán, chỉ định điều trị phù hợp.
  • Được tư vấn về phương pháp, quy trình điều trị: sự cần thiết, hiệu quả, tai biến…
  • Tâm lý ổn định, sẵn sàng điều trị.

3.5. Hồ sơ bệnh án (Phiếu điều trị )

  • Chỉ định của bác sĩ, chuẩn bị của điều dưỡng, cam kết của người bệnh.
  • Xét nghiệm: Công thức máu, Đường huyết, HBsAg, HIV, giang mai…
  • Ảnh thương tổn người bệnh trước và sau thủ thuật.

4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

4.1. Nhóm làm thủ thuật

Trang phục bảo hộ: Mặc áo, đội mũ, đeo kính, khẩu trang.

Rửa tay hoặc sát trùng tay nhanh,đi găng vô trùng.

4.2. Kiểm tra người bệnh

Đúng người bệnh, đúng thương tổn cần điều trị

Người bệnh nằm trên bàn, che mắt bằng gạc ẩm, tư thế thoải mái, phù hợp

4.3. Lấy thuốc

Rót 1-3ml dung dịch TCA 60-100% ra cốc thủy tinh

4.4. Vô trùng

Sát trùng rộng vùng điều trị bằng povidin 10% hoặc chlorhexidin 2%, cồn 700

Trải toan có lỗ vô khuẩn che phủ xung quanh, bộc lộ vùng điều trị

4.5. Chấm thuốc

Dùng kim vô khuẩn, chấm vào dung dịch TCA, sau đó thấm nhẹ lên nền sẹo; Chấm một đến hai lần, đến khi thấy thương tổn trắng thì dừng chấm thuốc.

4.6. Bôi thuốc và băng thương tổn

Bôi kem/mỡ kháng sinh hoặc các chất sát trùng khác

Đắp gạc: urgotull, gạc mỡ, gạc vô trùng. Băng thương tổn, băng ép nhẹ (nếu cần)

5. THEO DÕI

  • Theo dõi 30 phút. Nếu ổn định người bệnh có thể ra về
  • Toàn trạng: phát hiện sớm sốc phản vệ, theo dõi chức năng sống và rối loạn khác
  • Tại chỗ: tình trạng đau rát, ban đỏ, phù nề và các rối loạn khác

6. XỬ TRÍ TAI BIẾN

Báo bác sĩ ngay khi có tai biến.

  • Sốc phản vệ: kiểm soát chức năng sống, xử trí ngay theo phác đồ sốc phản vệ
  • Ban đỏ, phù nề: chườm lạnh
  • Chấm thuốc ra vùng da lành: Lau sạch bằng gạc ẩm, đắp gạc lạnh
Thẻ: ,

Chuyên mục:

Hạy gọi cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất HOTLINE: 0984110997

Comments are closed here.