Điều trị sẹo lõm bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

dieu_tri_seo_lom_bang_huyet_tuong_giau_tieu_cau_PRP

Quy trình kỹ thuật Điều trị sẹo lõm bằng kỹ thuật ly trích huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Thông tin y khoa cập nhật dành cho Bác sĩ và chuyên gia Y tế.


 

QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ SẸO LÕM BẰNG KỸ THUẬT LY TRÍCH HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU (PRP)

PRP là từ viết tắt Platalet Rich Plasma, nghĩa là huyết tương giàu tiểu cầu. Huyết tương chứa đậm đặc tiểu cầu ≥ 1.000.000 TC/µl và các yếu tố tăng trưởng GF (Grow factors).

PRP được ứng dụng trong ngành thẩm mĩ để điều trị sẹo lõm, xóa nhăn, trẻ hóa da, rạn da…

Vai trò của các yếu tố tăng trưởng trong PRP:

  • Tham gia quá trình sửa chữa làm lành vết thương
  • Hóa hướng động bạch cầu
  • Tăng sinh mạch
  • Điều hòa kích thích tăng trưởng tế bào
  • Kích thích nguyên bào sợi

1. CHỈ ĐỊNH

Điều trị sẹo lõm do trứng cá hoặc các nguyên nhân khác như thủy đậu,  chấn thương,…

2.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH

2.1. Chống chỉ định tuyệt đối

  • Người bệnh đang điều trị ung thư
  • Người bệnh bị bệnh hệ thống hoặc bệnh tạo máu mà đang được điều trị
  • Bất kì bệnh lý viêm nhiễm đang tiến triển
  • Người bệnh bị bệnh mạn tính nặng như bại não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp nặng…

2.2.  Chống chỉ định tương đối

  • Người bệnh đang có tình trạng nhiễm Herpes simplex hoặc trứng cá đang hoạt động
  • Người bệnh bị các tổn thương da như: ung thư da, hạt cơm, dày sừng ánh sáng hoặc bát kì các nhiễm trùng da nào.
  • Người bệnh đang dùng các thuốc chống đông như: Wafarin, Heparin…
  • Người bệnh dùng Aspirin trong 3 ngày gần đây.
  • Người bệnh bị dị ứng với thuốc tê tại chỗ hoặc toàn thân. Cần hội chẩn với bác sĩ gây mê trước khi điều trị.
  • Người bệnh tiểu đường có đường huyết chưa được kiểm soát.
  • Người bệnh có tiêm chất làm đầy trong 2 tuần trước đó.
  • Người bệnh có cơ địa sẹo sồi hoặc sẹo phì đại.

3.  CHUẨN BỊ

3.1. Người thực hiện

Thủ thuật viên: 01 người, phụ: 01 người, gây tê/mê: 01 người, giúp việc: 01 người.

3.2.  Trang thiết bị

Trang thiết bị:

Máy RF vi điểm cùng đầu tip xâm nhập hoặc bút kim và đầu kim, lăn kim tay.

Máy quay li tâm

Đèn LED kích hoạt huyết tương (có thể có)

Bộ Kit PRP bao gồm:

  • 02 ống xi lanh 10cc/ ống
  • 01 kim 18G
  • 01 xi lanh 20cc – 50cc rút máu
  • 01 ống chống đông Heparin 3cc

Bơm tiêm với kim nhỏ 27-32G để đưa huyết tương vào vùng điều trị.

Dụng cụ:

  • Panh: 02 chiếc
  • Khay quả đậu: 02 chiếc
  • Hộp đựng bông cồn

Vật tư tiêu hao:

  • Mũ: 03 chiếc
  • Khẩu trang: 03 chiếc
  • Găng tay: 03 đôi
  • Gạc vô trùng: 01 gói
  • Toan vô khuẩn dùng 1 lần: 02 chiếc
  • Cồn 70 độ

3.3  Người bệnh

Giải thích cho người bệnh, người nhà về kỹ thuật trước khi thực hiện: mục đích, các bước tiến hành, biến chứng, nguy cơ có thể xảy ra, tiên lượng.

Chuẩn bị trước khi thực hiện kĩ thuật

  • Làm sạch vị trí cần điều trị
  • Chụp ảnh và đánh giá vùng điều trị trước khi tiến hành
  • Gây tê bề mặt bằng các thuốc tê bề mặt dạng xịt hoặc cream băng bịt trong 60 phút.
  • Sát khuẩn vị trí cần điều trị bằng cồn 70 độ.

3.4.  Hồ sơ bệnh án

  • Bệnh án theo dõi thủ thuật
  • Bảng kiểm tiến hành thủ thuật
  • Phiếu cam kết làm thủ thuật

3.5.  Thuốc thiết yếu

  • Kháng sinh bôi tại chỗ( nếu cần).
  • Kem chống nắng.

3.6.  Kiểm tra người bệnh

  • Đánh giá mức độ sẹo lõm, lão hóa, rạn da của người bệnh
  • Ghi đầy đủ vào hồ sơ/ bệnh án
  • Làm đầy đủ xét nghiệm: test nhanh HIV, HBsAg, Giang

3.7.  Thực hiện kĩ thuật

Thời gian45-60 phút

Kỹ thuật chết tách

  • Bước 1: Lấy một lượng máu vừa đủ cho điều trị (tùy theo bộ kit của hãng sản xuất)
  • Bước 2: cho máu vào bộ kit có lượng thuốc chống đông tương ứng
  • Bước 3: ly tâm loại bỏ thành phần hồng cầu, bạch cầu (tốc độ, thời gian và số lần ly tâm khác nhau tùy thuộc bộ KIT)
  • Bước 4: tách chiết PPP
  • Bước 5: tách chiết PRP
  • Bước 6: kích hoạt PRP, PPP

Kĩ thuật điều trị

Điều trị sẹo lõm bằng kỹ thuật ly trích huyết tương giầu tiểu cầu thường kết hợp Mesotherapy, RF vi điểm

  • Dùng gạc vô khuẩn đã được làm ẩm bằng nước muối sinh lý lau sạch máu và huyết thanh trên vùng da được điều trị.
  • Bôi sản phẩm huyết thương giầu tiểu cầu tại vùng vừa lăn kim.
  • Bôi thuốc kháng sinh tại chỗ nếu cần
  • Bôi kem chống nắng.
  • Khoảng cách giữa các lần lăn kim là 4 tuần.

4. THEO DÕI, ĐIỀU TRỊ

  • Đánh giá bằng bảng kiểm trong quá trình điều trị về một số tiêu chí như mức độ đau, mức độ hài lòng của người bệnh.
  • Chụp và phân tích da trước điều trị và mỗi 3 tháng 1 lần sau khi kết thúc toàn bộ liệu trình điều trị.
  • Theo dõi xuất huyết sớm và muộn tại vị trí điều trị.

5. TAI BIẾN, XỬ TRÍ

Báo bác sĩ ngay khi có tai biến.

5.1. Tai biến trong khi thực hiện kỹ thuật

  • Dát đỏ thoáng qua: người bệnh chịu được.
  • Xuất huyết nhẹ
  • Sưng đau nhẹ vùng điều trị

5.2.  Tai biến sau khi thực hiện kỹ thuật

  • Dát đỏ thoáng qua: người bệnh chịu được
  • Nhiễm trùng: ít gặp, phòng ngừa bằng cách rửa mặt nhẹ nhàng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% trong 3 ngày sau điều trị và bôi kem kháng sinh tại chỗ trong 3-5 ngày sau điều trị.

 

 

Thẻ: , , ,

Chuyên mục:

Hạy gọi cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất HOTLINE: 0984110997

Comments are closed here.