Điều trị U ống tuyến mồ hôi bằng đốt điện

dieu_tri_u_ong_tuyen_mo_hoi_bang_dot_dien

Quy trình kỹ thuật điều trị U ống tuyến mồ hôi bằng đốt điện . Thông tin y khoa cập nhật dành cho Bác sỹ và chuyên gia Y tế.


QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ U ỐNG TUYẾN MỒ HÔI BẰNG ĐỐT ĐIỆN

Điều trị u ống tuyến mồ hôi bằng đốt điện là kỹ thuật sử dụng thiết bị điện cao tần nhằm loại bỏ tổ chức u bằng hiệu ứng nhiệt, bốc bay tổ chức.

1. CHỈ ĐỊNH

Chẩn đoán xác định là u ống tuyến mồ hôi

2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh không đồng ý hoặc không hợp tác điều trị
  • Vùng da điều trị đang nhiễm trùng cấp tính, lan toả
  • Bệnh toàn thể nặng: bệnh hệ thống, suy tim, suy hô hấp…
  • Người bệnh đang đặt máy tạo nhịp tim

Thận trọng khi điều trị:

  • Bệnh giang mai 2 chưa điều trị
  • Vùng da điều trị đang chiếu xạ
  • Suy giảm miễn dịch nặng
  • Tăng huyết áp, đái tháo đường không ổn định
  • Phụ nữ có thai

3. CHUẨN BỊ

3.1. Nơi thực hiện

Phòng thủ thuật: Diện tích (>12m2), kín đáo, được tiệt trùng (tia cực tím…)

Ánh sáng: 300-700 lux, nhiệt độ: 21-240C, độ ẩm: 60-70%

3.2. Người thực hiện

Thủ thuật viên: 1 người, phụ: 1 người

3.3. Trang thiết bị, dụng cụ, thuốc, vật tư tiêu hao

  • Trang thiết bị: Máy đốt điện, máy hút và lọc khói bụi
  • Dụng cụ: Khay quả đậu, pince, kéo, bơm tiêm…
  • Thuốc: Povidin, NaCl 0,9%, kem/mỡ kháng sinh, lidocain 2%, EMLA 5%
  • Vật tư tiêu hao: Bông, băng, gạc, băng dính, băng cá nhân vô khuẩn…

3.4. Người bệnh

  • Được tư vấn về phương pháp, qui trình điều trị: sự cần thiết, hiệu quả, tai biến có thể xảy ra trong và sau khi thực hiện thủ thuật.
  • Tâm lý ổn định, sẵn sàng điều trị

3.5. Hồ sơ bệnh án người bệnh nội trú), Phiếu điều trị (người bệnh ngoại trú)

  • Phiếu chỉ định, phiếu chuẩn bị, giấy cam kết, xét nghiệm (nếu có).

4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

4.1. Nhóm làm thủ thuật

Mặc trang phục bảo hộ: Quần, áo, mũ, kính, khẩu trang

Rửa tay hoặc sát trùng tay nhanh, đi găng vô trùng.

4.2. Kiểm tra người bệnh

Đúng người bệnh, đúng thương tổn cần điều trị.

Người bệnh nằm trên bàn, tư thế thoải mái, phù hợp

4.3. Vô cảm

Có thể sử dụng một trong các biện pháp vô cảm sau:

Gây tê tại chỗ bằng bôi tê, tiêm thấm hoặc tê vùng: tê nhánh thần kinh, tê tĩnh mạch

Gây mê: Mê úp mặt nạ, mê tĩnh mạch, mê nội khí quản…

4.4. Vô trùng

Sát trùng vùng điều trị bằng một trong các thuốc: povidin 10%, chlorhexidin 2%…

Trải khăn vô khuẩn che phủ xung quanh, bộc lộ vùng điều trị

4.5. Loại bỏ thương tổn

Điện đông hoặc bốc bay tổ chức từng lớp.

Loại bỏ hoàn toàn thương tổn cả chiều rộng, chiều sâu

4.6. Làm sạch và sát trùng vùng điều trị

Làm sạch vùng điều trị bằng gạc với NaCl 0,9% hoặc Oxy già 2% thể tích

Sát trùng vùng điều trị bằng một trong các chất: povidin 10%, chlorhexidin2%…

4.7. Bôi thuốc và băng thương tổn

Bôi kem/mỡ kháng sinh hoặc các chất sát trùng khác

Đắp gạc: urgotull, gạc mỡ, gạc vô trùng. Băng thương tổn, băng ép nhẹ (nếu cần)

5. THEO DÕI

  • Theo dõi 30 phút với trường hợp gây tê tại chỗ, 6 giờ với gây mê hoặc tê tuỷ sống
  • Toàn trạng: phát hiện sớm sốc phản vệ, theo dõi chức năng sống và rối loạn khác
  • Tại chỗ: tình trạng chảy máu, co thắt mạch, tình trạng phù nề và các rối loạn khác

6. XỬ TRÍ TAI BIẾN

Báo bác sĩ ngay khi có tai biến.

  • Sốc phản vệ: kiểm soát chức năng sống, xử trí ngay theo phác đồ sốc phản vệ
  • Chảy máu: băng ép, khâu ép hoặc cầm máu bằng dao điện
  • Tai biến khác: tuỳ theo loại và mức độ xử lý phù hợp.

Thẻ: , , ,

Chuyên mục:

Hạy gọi cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất HOTLINE: 0984110997

Comments are closed here.