Chăm sóc người bệnh Hồng ban đa dạng
Quy trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh Hồng ban đa dạng. Hồng ban đa dạng là tình trạng bệnh lý cấp tính, do nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn, nhiễm virus, do thuốc… đặc trưng bởi tổn thương sẩn phù, mụn nước – hình ảnh “bia bắn” và hoặc tổn thương niêm mạc.
Mục đích của công tác chăm sóc người bệnh hồng ban đa dạng
- Làm sạch tổn thương da, niêm mạc
- Sử dụng các thuốc điều trị tại chỗ: làm dịu tổn thương da kéo vào, chống nhiễm khuẩn.
Yêu cầu của công tác chăm sóc người bệnh
- Đảm bảo vô khuẩn khi chăm sóc người bệnh
- Có thái độ ân cần, thông cảm với người bệnh
- Tư vấn để người bệnh tránh nguyên nhân gây bùng phát bệnh.
1. CHỈ ÐỊNH
Dùng thuốc bôi phù hợp với từng loại tổn thương da và niêm mạc.
2. CHỐNG CHỈ ÐỊNH
Ðang có các dấu hiệu như sốt, nhiễm khuẩn, rối loạn điện giải…(cần ưu tiên điều trị hỗ trợ trước).
3. CHUẨN BỊ
3.1. Người thực hiện
- 01 bác sỹ điều trị (ra y lệnh)
- 02 điều dưỡng được đào tạo về quy trình
3.2. Trang thiết bị
Địa điểm thay băng
- 01 buồng tắm có sen vòi, ủng, áo choàng chống
- 01 buồng thủ thuật (cửa thông với buồng tắm), điều hòa 2 chiều/ quạt sưởi…
Dụng cụ
- 01 xe đẩy y tế để dụng cụ
- Khay quả dậu, bông, băng, gạc, vải vô khuẩn.
- Nỉa có mấu và không mấu, kéo cong, kéo thẳng, găng tay, …
3.3. Người bệnh
- Giải thích động viên người bệnh để họ yên tâm hợp tác
- Thử phản ứng thuốc (nếu cần)
- Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp, tình trạng hô hấp…
3.4. Hồ sơ bệnh án
Ghi chép hồ sơ bệnh án người bệnh trước và sau khi làm thủ thuật thay băng.
4. CÁC ƯỚC TIẾN HÀNH
4.1. Kiểm tra hồ sơ
Xác định đúng người bệnh, kiểm tra chẩn đoán, chỉ định điều trị, chăm sóc của bác sỹ
4.2. Kiểm tra người bệnh
Theo dõi tình trạng toàn thân và các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh (mạch, huyết áp, nhiệt độ) trước khi tiến hành thay băng, chăm sóc người bệnh
4.3. Thực hiện kỹ thuật
- Bảo đảm quy định vô khuẩn trong thay băng
- Bác sĩ điều trị đánh giá tổn thương, chỉ định các thuốc dùng tại chỗ.
4.3.1. Chăm sóc tổn thương niêm mạc, hốc tự nhiên
- Lau rửa, làm sạch niêm mạc mắt, mũi, sinh dục bằng các dung dịch phù hợp: nước muối sinh lý, thuốc tím pha loãng 1/10.000
- Bôi thuốc theo chỉ định của bác sỹ
4.3.2. Tắm cho người bệnh và làm sạch tổn thương da
Bước 1: Tắm toàn thân
Tắm và gội đầu cho người bệnh bằng nước sạch hoặc thuốc tím 1/10.000.
Khi tắm gội cần nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước, gây đau rát cho người bệnh.
Nhẹ nhàng thấm khô tổn thương sau tắm
Bước 2: Làm sạch tổn thương da
Dùng gạc mềm hoặc bông cầu vô trùng tẩm dung dịch nước muối rửa (hoặc các dung dịch sát khuẩn nếu có chỉ định) để rửa tổn thương.
4.3.3. Sử dụng thuốc tại chỗ
Căn cứ vào tình trạng vết thương mà sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Ðiều dưỡng vô trùng chuẩn bị các thuốc dùng tại chỗ theo một trong 2 cách:
- Bôi thuốc trực tiếp lên tổn thương, tiếp theo là 1 lớp gạc tẩm vaseline, ngoài cùng là vài lớp gạc vô trùng.
- Tẩm thuốc vào một lớp gạc rồi đắp lên vết thương, phía ngoài là lớp gạc tẩm vaseline, hoặc gạc vô trùng.
5. THEO DÕI
Toàn thân
Theo dõi chặt chẽ dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp…).
Tại chỗ
Kiểm tra tình trạng tổn thương, tiến triển tổn thương hàng ngày, ghi chép hồ sơ bệnh án.
Bài viết liên quan
Chuyên mục: Chăm sóc bệnh da liễu
Comments are closed here.