U mềm lây (Molluscum Contagiosum)

U mềm lây được Batcman mô tả lần đầu tiên năm 1817 và năm 1905 Juliusberg phát hiện ra căn nguyên gây bệnh là một virút có tên khoa học Molluscum Contagiosum virus (MCV)

Ở Mỹ, theo ước tính có khoảng 1% dân số mắc u mềm lây ít nhất một lần trong đời. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường gặp nhất ở trẻ. hương thức lây truyền là tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp qua các dụng cụ, tắm cùng bể tắm, dùng khăn, dụng cụ thể thao chung hoặc ngồi cùng ghế.

1. NGUYÊN NHÂN

Virút MCV thuộc nhóm poxvirus có kích thước lớn (200×300×100mm). Có 4 type vi rút là MCV 1, 2, 3 và 4. Hai type thường gặp là MCV 1 và MCV 2. Tuy nhiên, type 1 là nguyên nhân chủ yếu còn type 2 thường gây u mềm lây ở người lớn và được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trên lâm sàng rất khó phân biệt các type gây bệnh mà chủ yếu dựa vào các xét nghiệm.

Có nhiều yếu tố thuận lợi gây bệnh nhất là tình trạng da khô, viêm da cơ địa và điều trị bằng bôi các loại kem

2. CHẨN ĐOÁN

2.1. Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng.

Lâm sàng: Thời gian ủ bệnh: từ 2 tuần đến 6 tháng. Tổn thương cơ bản là các sẩn chắc có đặc điểm:

  • Màu hồng nhạt, trắng đục hoặc màu vàng, đôi khi là màu da bình thường, đường kính từ 2-6mm.
  • Lõm giữa.
  • Đứng riêng rẽ hoặc thành từng đám.
  • Số lượng từ 1-20 cho tới hàng trăm.
  • Các sẩn có thể sắp xếp thành dải, theo vệt (dấu hiệu Koebner).
  •  Vị trí: ở trẻ em, tổn thương chủ yếu ở vùng da hở như mặt, cổ, nếp gấp. Ở người lớn, thường ở vùng bụng dưới, phía trong đùi, xương mu và sinh dục. Bệnh có thể xuất hiện ở một vài vị trí hiếm gặp như miệng, lưỡi, lòng bàn tay, bàn chân.
  • Da xung quanh tổn thương có thể đỏ, ngứa do phản ứng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh.

Ở những bệ nh nhân bị suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV , mắc các bệnh mạn tính bẩm sinh, hoặc điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch, tổn thương u mềm lây thường có kích thước lớn hơn 5mm, lan tỏa toàn thân với số lượng nhiều (trên 30) và tồn tại dai dẳng.

Cận lâm sàng: ít được chỉ định.

Mô bệnh học: thượng bì quá sản mạnh, gồm nhiều tiểu thể mềm bắt màu ưa axít, đứng sát cạnh nhau, nén chặt lại thành từng thuỳ hình quả lê, trung tâm có miệng dạng núi lửa, các thuỳ này xâm lấn xuống trung bì nông. Trung bì: xâm nhập ít bạch cầu đơn nhân xung quanh các huyết quản ở trung bì nông.

Các xét nghiệm khác

  • Xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng virút u mềm lây trong huyết thanh.
  • Xét nghiệm tế bào bằng kỹ thuật nhuộm giêm-sa hay gram phát hiện các tế bào sừng có kích thước lớn, trong chứa nhiều thể vùi.
  • Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên MCV bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang.

2.2. Chẩn đoán phân biệt

Milia: do sự tắc nghẽn của các tuyến mồ hôi với tổn thương cơ bản là các sẩn kích thước từ 1-2 mm, nổi cao trên mặt da , trong chƣ́ a nhân màu trắng , không ngứa, không đau, vị trí thường ở mặt, ngực và thân mình.

Hạt cơm phẳng: tổn thương cơ bản là sẩn hơi nổi cao trên mặt da, bề mặt hơi sần sùi, kích thước từ 1 đến 5 mm, hình tròn hay hình đa giác màu da hay thẫm màu, ranh giới rõ đứng riêng rẽ hay thành đám, đôi khi thành dải (dấu hiệu Koebner).

U ống tuyến mồ hôi: Tổn thương là các sẩn nhỏ, kích thước 1-5mm, màu như màu da hay màu vàng nhạt, nâu nhạt, trắng. Sẩn tương đối cứng chắc, trơn nhẵn và thường có tính phân bố đối xứng. Vị trí: thường ở vùng quanh mắt, nhất là mi dưới, gò má, trán, mặt, cổ, nách, ngực, bụng, đùi, sinh dục, cẳng chân.

Penicillium marneffei: Penicillium marneffei thường gặp ở những người bệnh nhiễm HIV/AIDS. Tổn thương là các sẩn chắc kích thuớc từ 2-3mm, nổi cao trên mặt da, màu da bình thường, lÒm giữa, đứng riêng lẻ hoặc thành chùm ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Xét nghiệm nấm dương tính.

3. ĐIỀU TRỊ

3.1. Nguyên tắc điều trị

  • Loại bỏ tổn thương.
  • Phòng tránh tái phát.
  • Điều trị các bệnh kèm theo: viêm da cơ địa, khô

3.2. Điều trị cụ thể

Nạo bỏ tổn thương bằng thìa nạo: sau khi bôi kem tê (EMLA 5%), dùng thìa nạo vô khuẩn nạo bỏ nhân tổn thương.

Điều trị bằng các thuốc bôi:

  • Dung dịch KOH 10%: bôi dung dịch lên đúng tổn thương, ngày bôi hai lần
  • (sáng, tối) cho đến khi hết tổn thương.
  • Imiquimod 5%: bôi thuốc vào buổi tối, rửa sạch sau 8-10 giờ. Một tuần bôi ba ngày liên tiếp, nghỉ 4 ngày, tuần tiếp theo điều trị với liệu trình tương tự. Thời gian bôi tối đa có thể tới 16 tuần.
  • Salicylic 2-5%: bôi ngày 2-3 lần cho đến khi hết tổn thương.
  • Nitơ lỏng (-1960C): xịt nitơ lỏng lên đúng tổn thương gây đông vón tổn thương. Cần lưu ý tránh gây tổn thương vùng da lành xung quanh nhất là các tổn thương quanh mắt.

Một số phương pháp điều trị khác:

  • Bôi Cantharidin, axít trichoroacetic, podophyllotoxin,
  • Tiêm interferon trong tổn thương.
  • Một số tác giả sử dụng laser màu (pulsed dye laser) có bước sóng 585

Điều trị kết hợp

  • Tránh chà xát, tránh gãi
  •  Kem giữ ẩm da
  • Sát khuẩn
  •  Hạn chế sử dụng thuốc bôi có chứa corticoid tạo điều kiện cho virút lây truyền.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

  • Bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau một thời gian tiến triển.
  • Một số trường hợp có biến chứng chàm hoá xung quanh tổn thương do người bệnh gãi nhiều và do đáp ứng miễn dịch của cơ thể đố i với tác nhân gây bệnh.

6. PHÒNG BỆNH

  • Vệ sinh cá nhân.
  • Tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh, nhất là ở những nơi có nhiều virút như bể bơi, nhà tắm công cộng.
  • Cần theo dÒi và điều trị sớm ở những người có nguy cơ mắc bệnh cao như trẻ em mắc viêm da cơ địa, khô
Thẻ: , ,

Chuyên mục:

Hạy gọi cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất HOTLINE: 0984110997

Comments are closed here.