Điều trị rụng tóc bằng lăn kim
Quy trình kỹ thuật điều trị rụng tóc bằng lăn kim và sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc. Thông tin y khoa cập nhật dành cho bác sĩ và chuyên gia Y tế.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC BẰNG KỸ THUẬT LĂN KIM VÀ SẢN PHẨM TỪ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO GỐC
Đây là phương pháp sử dụng kim lăn với những mũi kim siêu nhỏ, sắc nhọn, lăn trên bề mặt da nhằm tạo nên những kênh siêu nhỏ sâu tới trung bì giúp tăng tác dụng của các sản phẩm bôi tại chỗvà tạo những vi tổn thương kích thích cQUYơ thể tăng tổng hợp collagen, elastin mới.
1. CHỈ ĐỊNH
Rụng tóc kiểu androgen (androgenic alopecia).
Rụng tóc từng mảng (alopecia areata).
2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có các tổn thương như ung thư da, dày sừng ánh sáng hoặc bất kì tình trạng nhiễm trùng da nào tại vùng điều trị.
- Người bệnh đang dùng các thuốc chống đông như wafarin, heparin…
- Người bệnh dùng aspirin trong 3 ngày gần đây.
- Bênh nhân bị dị ứng với thuốc tê tại chỗ hoặc toàn thân. Cần hội chẩn với bác sĩ gây mê trước khi điều trị.
- Người bệnh đang điều trị hóa chất, liều cao corticosteroid đường toàn thân hoặc đang xạ trị.
- Người bệnh tiểu đường mà không kiểm soát được đường huyết.
- Người bệnh có tiền sử phẫu thuật vùng mặt trong 6 tháng gần đây.
- Người bệnh có tiêm chất làm đầy thường xuyên trong 6 tháng gần đây, nhất là vừa tiêm chất làm đầy trong 2 tuần trước đó.
- Người bệnh có cơ địa sẹo lồi hoặc sẹo phì đại.
- Người bệnh bệnh rối loạn đông máu.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa da liễu và người phụ (điều dưỡng hoặc kĩ thuật viên được đào tạo về quy trình).
3.2. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao
- Trang thiết bị :Dụng cụ lăn kim bằng tay hoặc bút
- Dụng cụ: Panh, cốc thủy tinh, khay quả đậu, hộp đựng bông cồn
- Vật tư tiêu hao: Mũ : 2 chiếc, khẩu trang : 2 chiếu, găng tay : 2 đôi, nước muối sinh lý, cồn 70 độ, dung dịch Hexanios
3.3. Người bệnh
Giải thích cho người bệnh, người nhà về kỹ thuật trước khi thực hiện:
Mục đích, các bước tiến hành, biến chứng, nguy cơ có thể xảy ra, tiên lượng…
Chuẩn bị trước khi thực hiện kỹ thuật
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ít nhất 24h trước thủ thuật.
- Ngưng mọi sản phẩm bôi tại chỗ ít nhất 12h trước thủ thuật.
- Tẩy trang, làm sạch vị trí cần điều trị.
- Chụp phân tích da mặt trước điều trị bằng máy chụp mặt nếu vị trí cần điều trị ở vùng mặt.
- Gây tê tại chỗ bằngthuốc tê dùng ngoài da (dạng xịt hay kem, có thể băng bịt trong 30-60 phút để tăng độ thẩm thấu của thuốc tê.
- Sát khuẩn vị trí cần điều trị bằng bông cồn 70 độ.
- Người bệnh được nằm trên giường đội mũ che kín tóc
3.4. Hồ sơ bệnh án
3.5. Thuốc thiết yếu
- Kháng sinh tại chỗ.
- Kem chống nắng.
- Sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc.
- Thuốc hỗ trợ điều trị rám má.
3.6. Thời gian thực hiện kỹ thuật
10-60 phút tùy thuộc vào diện tích vùng điều trị.
4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
4.1. Địa điểm thực hiện kỹ thuật
Phòng thủ thuật.
4.2. Chuẩn bị:
Người thực hiện (đeo mũ, khẩu trang, sát trùng…), Trang thiết bị, thuốc thiết yếu
4.2. Kiểm tra hồ sơ
4.3. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tính chính xác của người bệnh: Đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật.
Khám lâm sàng trước khi thực hiện kỹ thuật
4.4. Thực hiện kỹ thuật
- Khoảng cách giữa các lần lăn kim là 4 tuần.
- Bôi kem chống nắng hoặc trang điểm sau thủ thuật ít nhất 12h.
- Thuốc kháng virus phòng ngừa bùng phát herpes trên những người bệnh có nguy cơ.
- Bôi thuốc kháng sinh tại chỗ.
- Bôi sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc tại vùng vừa lăn kim.
- Dùng gạc vô khuẩn đã được làm ẩm bằng nước muối sinh lý lau sạch máu và huyết thanh trên vùng da được điều trị.
- Dấu hiệu đáp ứng lâm sàng (clinical endpoint) của kỹ thuật lăn kim : da phù nhẹ, hồng ban lan tỏa đều đặn và chấm xuất huyết thoáng qua.
- Tiến hành lăn kim tại vị trí điều trị theo 4 hướng: dọc, ngang, chéo phải và chéo trái. Mỗi hướng thực hiện 4 lần lăn, đảm bảo đạt 250-300 mũi đâm trên 1 cm2. Hoặc đặt kim vuông góc với mặt da rồi chuyển động xoay tròn bút kim.
5. THEO DÕI, ĐIỀU TRỊ
6. TAI BIẾN, XỬ TRÍ
Báo bác sĩ ngay khi có tai biến.
6.1. Tai biến trong khi thực hiện kỹ thuật
Đau rát, xuất huyết, đỏ da.
6.2. Tai biến sau khi thực hiện kỹ thuật
Đau rát, ngứa, đỏ da, bong vảy da.
Nhiễm trùng: hiếm gặp. Phòng ngừa bằng dùng kháng sinh tại chỗ trong 1-2 ngày đầu sau thực hiện thủ thuật.
6.3. Biến chứng muộn
Tăng sắc tố sau viêm: hiếm gặp. Phòng tránh bằng dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.
7. KẾT THÚC QUY TRÌNH
7.1. Đánh giá tình trạng người bệnh sau thực hiện kỹ thuật.
7.2. Hoàn thiện ghi chép hồ sơ bệnh án, lưu hồ sơ.
Bàn giao người bệnh cho bộ phận tiếp theo.
8. LIỆU TRÌNH KĨ THUẬT: 4 tuần/ lần.
Bài viết liên quan
Chuyên mục: Điều trị bằng lăn kim
Comments are closed here.