Điều trị mụn trứng cá bằng chiếu đèn Led

dieu_tri_mun_trung_ca_bang_chieu_den_led

Quy trình kỹ thuật điều trị mụn trứng cá bằng chiếu đèn Led. Thông tin y khoa cập nhật dành cho Bác sĩ và chuyên gia Y tế.


QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ MỤN TRỨNG CÁ BẰNG CHIẾU ĐÈN LED

Điều trị mụn trứng cá bằng chiếu đèn LED là phương pháp trị liệu dùng ánh sáng có bước sóng 415 nm kết hợp 633 nm nhằm mục đích diệt khuẩn, giảm viêm cải thiện thương tổn trứng cá.

1. CHỈ ĐỊNH

  • Trứng cá nhẹ và trung bình
  • Trẻ hóa da
  • Rosasea
  • Giảm đau, giảm viêm, lành vết thương
  • Kết hợp với các trị liệu khác (Peel, Laser trẻ hóa, IPL …)

2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh không đồng ý hoặc không hợp tác điều trị
  • Phụ nữ có thai
  • Bệnh lý nhạy cảm ánh sáng (SLE, viêm bì cơ, Porphyrin, bạch tạng …)
  • Đang sử dụng thuốc tăng nhạy cảm ánh sáng (isotretinoin, Doxycyclin, Amioderone, Chlorpromazine…)

3. CHUẨN BỊ

3.1. Nơi thực hiện

  • Phòng thủ thuật đủ rộng (diện tích trên 12m2), kín đáo, được tiệt trùng (tia cực tím)
  • Đảm bảo các điều kiện: Ánh sáng: 300-700 lux, nhiệt độ: 21-240C, độ ẩm: 60-70%

3.2. Người thực hiện

Thủ thuật viên: 01 người, phụ: 01 người

3.3. Trang thiết bị, dụng cụ, thuốc, vật tư tiêu hao:

  • Trang thiết bị: đèn LED, kính mắt lọc khoảng bước sóng từ 500nm đến 1200nm, giường thủ thuật
  • Dụng cụ:
    • Hộp đựng bông cồn
    • Panh
    • Bát thủy tinh
    • Khay quả đậu
  • Hóa chất, thuốc:
    • Sữa rửa mặt
    • Kem tẩy trang
    • Kem chống nắng
  • Vật tư tiêu hao: Mũ, khẩu trang, găng tay, bông, gạc, mút rửa mặt, nước ấm, khăn mặt.

3.4. Người bệnh

  • Được tư vấn về phương pháp, quy trình điều trị: sự cần thiết, hiệu quả, tai biến…
  • Tâm lý ổn định, sẵn sàng điều trị.

3.5.   Hồ sơ bệnh án

  • Bệnh án ghi chép đầy đủ, có số hồ sơ, mã người bệnh, chẩn đoán xác định.
  • Bản cam kết của người bệnh/ khách hàng hoặc người thân người bệnh/ khách hàng trước khi tiến hành.
  • Bảng kiểm thực hiện thủ thuật.
  • Ghi chép đầy đủ loại ánh sang sử dụng, thời gian chiếu.
  • Đánh giá tiến triển thương tổn, tình trạng bệnh và các tác dụng phụ sau mỗi lần tiến hành.
  • Ảnh thương tổn người bệnh (ảnh trước khi lần chiếu đầu tiên, ảnh khi kết thúc liệu trình)

4.  TIẾN HÀNH THỦ THUẬT

  • Người bệnh/ khách hàng ngồi trên giường đội mũ che kín tóc, bộc lộ vùng điều trị (mặt, lưng).
  • Cho người bệnh/ khách hàng nằm ngay ngắn trên giường, rửa mặt sạch.
  • Đeo kính bảo vệ mắt cho người bệnh.
  • Khởi động máy, lựa chọn chương trình điều trị.
    • Ánh sáng điều trị: ánh sáng xanh (415nm) kết hợp ánh sáng đỏ (633nm).
    • Thời gian chiếu đèn: 20 phút.
    • Khoảng cách từ đèn LED đến vùng da cần trị liệu: 4-8 cm
  • Tiến hành trị liệu: chiếu đèn LED theo chương trình đã lựa chọn trong 20 phút
  • Bôi kem chống nắng.

 5.THEO DÕI, CHĂM SÓC SAU THỦ THUẬT

  • Đánh giá bằng bảng kiểm trong quá trình điều trị về một số tiêu chí như mức độ đỏ, mức độ giảm thương tổn, mức độ hài lòng của người bệnh/ khách hàng…
  • Chăm sóc tại nhà.

6. TAI BIẾN, XỬ TRÍ

  • Báo bác sĩ ngay khi có tai biến.
  • Rất hiếm.
  • Đau đầu sau điều trị có thể có nhưng rất ít gặp và không cần điều trị.
  • Biến chứng muộn: Không.

7.  LIỆU TRÌNH

8 buổi/4 tuần, khoảng cách giữa 2 buổi chiếu ít nhất 48 giờ


Thẻ: , , ,

Chuyên mục:

Hạy gọi cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất HOTLINE: 0984110997

Comments are closed here.