Bệnh lậu

benh_lau

Bệnh lậu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh lậu. Thông tin Y khoa cập nhật dành cho Bác sỹ và Chuyên gia y tế.


Bệnh lậu là một bệnh nhiễm khuẩn, do song cầu khuẩn Gram (-) Neisseria gonorhoeae gây nên.  Bệnh thường lây trực tiếp qua quan hệ tình dục không bảo vệ, cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi đẻ qua đường dưới và gây nên bệnh lậu mắt ở trẻ sơ sinh .

1. LÂM SÀNG

Thời gian ủ bệnh ở nam giới trung bình 3-5 ngày (1 ngày-2 tuần). Ở nữ giới thời gian ủ bệnh thưởng kéo dài hơn, trung bình 5-7 ngày. Thời gian này người bệnh không có triệu chứng gì nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác .

Nam giới: triệu chứng bệnh lậu ở nam giới : viêm niệu đạo, tiết dịch niệu đạo màu vàng đặc hoặc vàng xanh có thể lẫn máu, đau, khó chịu dọc niệu đạo kèm đái buốt, đái rắt. Khám thấy miệng sáo đỏ sưng nề, có mủ chảy ra tự nhiên hoặc khi vuốt dọc niệu đạo .

Nữ giới: bệnh lậu thường không có triệu chứng cho đến khi nhiễm trùng đã tiến triển nặng. Tiết dịch niệu đạo màu vàng đặc hoặc vàng xanh có thể lẫn máu. Âm hộ và ngứa, khó chịu, đái buốt, đái khó. Khám cổ tử cung phát hiện nhiều dịch nhầy, mủ, Đau bụng dưới là biểu hiện của viêm đáy chậu .

duong-vat-chay-mu-dau-hieu-benh-lau

Bệnh nhân nam, 26 tuổi, có quan hệ tình dục không an toàn 5 ngày, xuất hiện mủ đặc chảy ra ở miệng sáo

Lậu mắt ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện 2-3 ngày sau đẻ với triệu chứng là viêm kết mạc cấp, mắt sưng nề, dính hai mí mắt, chảy nhiều mủ

Nhiễm khuẩn huyết do lậu cầu được định nghĩa là sự hiện diện của lậu cầu trong máu, có dẫn đến sự phát triển của lậu lan tỏa (disseminated gonnococcal infection – DGI). Nhiễm khuẩn huyết do  lậu cầu gặp ở  0,5-3% bệnh nhân lậu .

  • Biểu hiện lâm sàng bệnh lậu gồm 2 pha với giai đoạn nhiễm khuẩn sớm bao gồm viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, viêm da và sau đó là giai đoạn khu trú với viêm khớp nhiệm khuẩn khu trú
  • Các biến chứng nghiêm trọng của bệnh lậu có thể xảy ra bao gồm viêm tủy xương, viêm màng não, viêm nội tâm mạc, hội chứng suy hô hấp cấp ở người trưởng thành, sốc nhiễm khuẩn gây tử vong.Viêm đa cơ là biến chứng hiếm gặp của nhiễm khuẩn huyết do lậu cầu .
  • Các đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn huyết do lậu cầu bao gồm phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, người nhiễm HIV, bệnh nhân bị lupus ban đỏ hệ thống

Nhiễm lậu cầu lan tỏa (disseinate gonococcal infection-DGI ) xảy ra ở khoảng 1% bệnh nhân nhiễm lậu ở bộ phận sinh dục, lậu cầu lây lan từ 1 vị trí chính (như nội mạc tử cung, niệu đạo, hầu họng trực tràng) vào máu rồi lấy làm ra các cơ quan khác (ví dụ đi vào khớp). Bệnh nhân DGI có thể có các triệu chứng gồm

  • Sốt thường < 39C .
  • Tổn thương da:  dát sẩn, mụn mủ , hoại tử  hoặc mụn nước thường ở thân mình, tay chân, lòng bàn tay, bàn chắn, có thể ở mặt. Các tổn thường xuất huyết,  hồng ban nút, nổi mày đay và hồng ban đa dạng ít gặp .
  • Các tổn thương khác gồm có: viêm đa khớp di chuyển, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm gân, viêm bao hoạt hoặt dịch, viêm nội tâm mạc và viêm màng não

2. CẬN LÂM SÀNG

  • Nhuộm Gram ( độ nhạy > 95%, độ đặc hiệu >99% )
  • Nuối cấy
  • PCR
laucau1

Bạch cầu đa nhân, song cầu Gram âm hình hạt cà phê nằm ngoài và trong bạch cầu đa nhân 

 

3. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

  • Nhiễm Chlamydia trachomatis.
  • Trùng roi âm đạo
  • Nhiễm nấm Candida-âm đạo
  • Viện niệu đạo-sinh dục do Ureaplasma, Mycoplasma

4. ĐIỀU TRỊ

Theo khuyến cáo của CDC (Centers for Disease Control and Prevention) năm 2015

– CDC khuyến cáo liệu pháp kháng sinh kép trong điều trị lậu cầu với 2 loại kháng sinh có cơ chế hoạt động khác nhau : kháng sinh nhóm cephalosporin kết hợp thuốc kháng khuẩn thứ 2 (thường được sử dụng là azithromycin) Cơ sở cho kết hợp này vì:

  • Để cải thiện hiệu quả điều trị, làm chậm sự phát sinh và lây lan sự đề kháng cephalosporin .
  • Arithromycin 1g có hiệu quả trong điều trị lậu cầu không có biến chứng .
  • Dữ liệu hạn chế cho thấy điều trị kết hợp với Azithromycin có thể tăng cường hiệu quả điều trị đối với nhiễm lậu cầu ở hầu họng khi sử dụng cephalosporin đường uống
  • Nhiễm Chlamydia thường đồng nhiệm với lậu, vì vậy nên điều trị đồng thời nhiễm Chlamydia, ủng hộ thêm cho việc sử dụng kháng sinh kết hợp bao gồm azithromycin .

– Các thuốc điều trị có hiệu quả nhanh chóng và các triệu chứng sẽ hết trong vòng 3-5 ngày .

– Nhiễm lậu cầu không biến chứng ở cổ tử cung, niệu đạo và trực tràng:

  • Lựa chọn đầu tay ceftriaxon 250mg tiêm bắp liều duy nhất + azithromycin lg liều duy nhất ,
  • Phác đồ thay thế:
    • Cefixim 400mg uống liều duy nhất kết hợp với azithromycin  lg uống liều duy nhất .
    • Nếu dị ứng với nhóm cephalosporin: gemifloxacin 320mg uống + azithromycin 2g  liều duy nhất hoặc gemifloxacin 240mg tiêm bắp + azithromycin 2g liều duy nhất .
    • Nếu dị ứng arithromycin, có thể thay thế bằng doxycyclin 10mg x 2 lần /ngày x 7 ngày

– Nhiễm lậu cầu không biến chứng ở hầu họng, viêm kết mạc do lậu cầu: ceftriaxon 250mg tiêm bắp liều duy nhất( liều cào không có hiệu quả hơn)

– Trong trường hợp viêm khớp và hội chứng viêm khớp-viêm da:

  • Lựa chọn đầu tay ceftriaxon 1g tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 24 giờ/ lần kéo 1-2 ngày sau khi các triệu chứng lâm sảng cải thiện, kết hợp với arithromycin 1g uống liều duy nhất
  •  Phác đồ thay thế: cefotaxim 1g tiêm tĩnh mạch 8 giờ/lần hoặc ceftrizoxim 1g tiêm tĩnh mạch 8 giờ/lần kết hợp với azithromycin lg uống liều duy nhất .
  • Đối với hội chứng viêm khớp-viêm da: có thể sử dụng kháng sinh đường uống sau khi các triệu chứng lâm sàng cải thiện 24-48 giờ ( khi kết thúc điều trị đường tiêm), tổng thời gian điều trị kéo dài ít nhất 7 ngày

– Trong trường hợp viêm màng não và viêm nội tâm mạc do lậu cầu: ceftriaxon 1-2g tiêm tĩnh mạch 12-24 giờ/lần kết hợp với azithromycin lg liều duy nhất .

  • Đối với viêm màng não do lậu cầu khuyến cáo sử dụng kháng sinh đường thêm 10-14 ngày.
  • Đối với viêm nội tâm mạc do lậu cần nên sử dụng kháng sinh thêm ít nhất 4 tuần .

Lậu ở trẻ sơ sinh:

  • Trẻ được sinh ra bởi nhũng bà mẹ bị nhiễm lậu cầu không được điều trị: trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao vì vậy nên được kiểm tra lậu cầu tại các vị trí tiếp xúc và điều trị hướng dẫn nếu bị nhiễm lậu cầu. Khi không có dấu hiệu nhiệm lậu cầu:  dự phòng bảng ceftriaxon 25-50 mg/kg (không quá 125mg) tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều duy nhất
  • Dự phòng lậu mắt ở trẻ sơ sinh  nên sử dụng ở tất cả trẻ sơ sinh) erythromycin 0,5% ointment tra mắt 2 bên càng sớm càng tốt sau sinh dủ trẻ được đẻ thưởng hay mổ lấy thai .
  • Nhiễm lậu cầu lan tỏa (DGI) hoặc áp xe da đầu do lậu cầu ở trẻ sơ sinh : ceftriaxon 25-50mg/kg/ngày tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch trong 7 ngày, Trong trường hợp viêm màng não tiêm 10-14 ngày hoặc cefotaxim 25 mg/kg tiêm .
  • Điều trị nhiễm lậu cầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ≤ 45kg  nhiễm lậu cầu không biến chứng ở cổ tử cung, miệu đạo, hầu họng, ruột, mắt: ceftriaxon 25-50 mg / kg (không quá 125 mg) tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều duy nhất .
  • Điều trị nhiễm lậu cầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ > 45kg nhiễm lậu cầu không biến chứng ở cổ tử cung, niệu đạo, hầu họng, ruột, mắt: điều trị như người lớn .
  • Điều trị cho trẻ ≤ 45kg bị nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm khớp: ceftriaxon 50 mg/kg (nhiều nhất 1g) tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1 lần/ngày trong 7 ngày .
  • Điều trị cho trẻ  45kg bị nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm khớp: cetriaxon 1g tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1 lần ngày trong 7 ngày.

Thẻ: , ,

Chuyên mục:

Hạy gọi cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất HOTLINE: 0984110997

Comments are closed here.