Vảy tiết ( Bệnh học da liễu)
21/04/2020Vảy tiết (Latinh: crusta) hình thành khi huyết thanh, máu hay dịch tiết mủ khô trên bề mặt da. vảy tiết có thể mỏng, dễ vụn (chốc khô) hay dày và dính (chốc loét).
Vảy tiết (Latinh: crusta) hình thành khi huyết thanh, máu hay dịch tiết mủ khô trên bề mặt da. vảy tiết có thể mỏng, dễ vụn (chốc khô) hay dày và dính (chốc loét).
Tế bào thượng bì được thay thế mỗi 27 ngày. Sản phẩm cuối của quá trình toàn tiết (holocrine) này là lớp sừng, là lớp ngoài cùng của da và không chứa hạt nhân và bị mất đi mà không cảm thấy được.
Mụn mủ (Latinh: pustula), hay còn gọi là nhọt, là một ổ nông ở da, được bao bọc, chứa dịch tiết mưng mủ, có thể có màu trắng, vàng, vàng xanh hay xuất huyết. Quá trình này có thể phát sinh trong một nang lông hay độc lập với nang lông.
Mụn nước (Latinh: vesicula, nhỏ hơn 0,5 cm) và bóng nước (Latinh: bulla, lớn hơn 0,5 cm) là một ổ nông chứa dịch, gồ lên và được bao bọc. Thường thành rất mỏng nên có thể được nhìn xuyên thấu và thấy được huyết thanh, dịch lymph, máu hay dịch ngoại bào. Mụn nước và bóng nước hình thành do sự bóc tách da ở các mức khác nhau; sự bóc tách có thể bên trong thượng bì (giộp nội thượng bì) hay ở mặt phân cách thượng bì-bì (dưới thượng bì). Các mụn nước giống herpes có chỉ định thử nghiệm Tzanck và/hoặc cấy virus.
Mảng (tiếng Pháp: plaque) là một gồ dạng cao nguyên và chiếm một khoảng da tương đối rộng so với chiều cao của nó. Mảng thường có bờ rõ và thường được tạo thành do nhiều sẩn tập họp lại như trong bệnh vẩy nến hay u sùi dạng nấm (mycosis fungoides)
Sẩn (Latinh: papula) là sang thương nông, rắn, kích thước dưới 0,5 cm đường kính. Sẩn gồ khỏi bề mặt da xung quanh nên sờ được. Sẩn da gồ lên là do lắng đọng chuyển hoá hay thâm nhiễm khu trú hay tăng sản khu trú các yếu tố tế bào ở thượng bì. Sẩn nông có bờ rõ.
Đám (patch). là một vùng da đổi màu so với màu bình thường, có bờ, không gồ hay lõm so với da xung quanh nên không sờ được. kích thước >10 mm. Nguyên nhân của đám có thể là: