Da mặt nhạy cảm: Nguyên nhân và cách chăm sóc
Hiểu các nguyên nhân gây nên tình trạng da mặt nhạy cảm và làm thế nào để bảo vệ
Mặc dù làn da nhạy cảm có thể xuất hiện ở moi nơi trên cơ thể, nhưng rõ ràng nhất là ở vùng mặt. Tình trạng da nhạy cảm xuất hiện khi hàng rào chức năng tự nhiên của da bị tổn thương, gây mất nước và cho phép các tác nhân bên ngoài xâm nhập trong da. Các triệu chứng này nặng hơn ở vùng mặt do da mặt tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, một số thành phần trong mỹ phẩm và chất làm sạch da.
Hiểu các nguyên nhân và tác nhân làm da mặt trở nên nhạy cảm giúp làm giảm tác động và các sự cố có thể xảy ra do tình trạng này.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾN LÀN DA MẶT NHẠY CẢM
Làn da khỏe mạnh sẽ tự động cân bằng, bảo vệ cơ thể chống lại các ảnh hưởng bên ngoài và điều chỉnh độ ẩm trên da. Quá trình cân bằng được thực hiện ở lớp sừng của da, hay stratum corneum, được tạo nên từ các tế bào và lipids. Các lipids này như là ‘các viên gạch’ ‘to lớn’ đối với tế bào, cung cấp tính ổn định và độ thấm, điều chỉnh các chất lỏng, duy trình độ đàn hồi và săn chắc cho da.
Tuy nhiên, tính hiệu quả của nó thì phụ thuộc và hoạt động của các enzim, và hoạt động này thì thường yếu đi ở làn da nhạy cảm. Kết quả là, hàng rào bảo vệ của da trở nên tổn thương, khiến quá trình mất nước giữa các biểu bì (TEWL) diễn ra quá mức và cho phép sự xâm nhập của các chất tác nhân bên ngoài
Các triệu chứng của da mặt nhạy cảm có thể là:
> Da bong tróc, mẩn đỏ, phát ban, sưng, đóng vảy và sần sùi.
> Đi kèm với các cảm giác da ngứa, nóng, căng và bị kích ứng.
Các triệu chứng này thì có thể xuất hiện ở cá vùng da có đặc điểm tương tự và triệu chứng này đặc biệt là giống với các triệu chứng khi da thiếu hụt độ ẩm.
Da mặt bị mất nước rõ ràng ở bề mặt da được thể hiện như các nếp da nhỏ bị khô, xảy ra khi sự cung cấp độ ẩm của cơ thể không đủ nữa. Điều này được gây nên bởi sự sụt giảm số lượng các kênh dưỡng ẩm, được biết đến như các Aquaporins- chất giúp vận chuyện nước vào và ra các tế bào ở các lớp biểu bì sâu bên dưới.
Da mặt khô có thể được thể hiện từ da sần sùi cho đến da nứt nẻ và mẩn đỏ, và nó được gây ra bởi sự sụt giảm các lipids ở bề mặt da- là chất tạo nên các hàng rào tự nhiên và các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMFs).
Da mặt nhạy cảm quá mức phổ biến ở phụ nữ hơn đàn ông, có thể liên quan đến việc sử dụng mỹ phẩm và độ tuổi, diễn ra cùng với sự tăng cường mất nước thông qua biểu bì (TEWL). Các triệu chứng xảy ra khi sử dụng các sản phẩm lên da và có thể xuất hiện ngay lập tức, hoặc sau vài giờ hay vài ngày. Bao gồm cảm giác kiến bò và nóng, có thể kèm theo mẩn đỏ (ban đỏ), da đóng vảy và mụn mủ. Sử dụng các sản phẩm với các thành phần thích ứng với da tốt giúp làm giảm tác động của tình trạng này.
Da lão hóa cũng có xu hướng nhạy cảm, lớp biểu bì mỏng và sự tổng hợp lipid giảm có thể dẫn đến các hàng rào chức năng bị tổn thương. Sự tụt giảm nồng độ các chất như Hyaluronic Axit – chất cấp nước cho các lớp của da và coenzyme Q10 – chất cung cấp năng lượng cho tế bào, cải thiện chức năng tái tạo da, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của da. Kết quả là xuất hiện chân chim và nếp nhăn với làn da khô, đỏ và ngứa.
Da mặt có thể bị ảnh hưởng bởi các chất gây dị ứng từ mặt trời. Chúng có các triệu chứng tương tự như da nhạy cảm, bao gồm mẩn đỏ và ngứa, và còn có các triệu chứng khác như bị sưng, phát ban, bỏng rộp và mụn mủ.
CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM CHO DA MẶT TRỞ NÊN NHẠY CẢM LÀ GÌ?
Các nhân tố bên trong gây nên tình trạng da mặt nhạy cảm
Tuổi tác: Mặc dù tình trạng da nhạy cảm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là khi nhỏ và lúc lão hóa da.
Làn da của trẻ sơ sinh thì chỉ dày khoảng 1/5 da của người lớn và có hàng rào chức năng bị hạn chế, do đó đặc biệt nhạy cảm với các ảnh hưởng từ chất hóa học, vật lý và vi khuẩn, cũng như là ánh nắng mặt trời.
Mặt khác, hàng rào chức năng ở người lớn tuổi ngày càng yếu đi, cũng như quá trình trao đổi chất chậm lại. Làn da lão hóa dần dần thiếu hụt lipids, làm da dễ bị kích ứng bởi các chất có tính kiềm như xà phòng.
Sự thay đổi hooc môn do dậy thì, chu kì kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh có thể ảnh hưởng đến sức đề kháng của da đối với các tác nhân gây kích ứng.
Những người tiếp xúc với các chất gây dị ứng loai 1, thì phải chịu tình trạng da nhạy cảm, do sự xâm nhập của các chất gây dị ứng như phấn hoa thông qua da. Các tình trạng da mặt đang có từ da thiếu nước, da khô cho đến da bị bệnh chàm atopic và mụn có thể dẫn đến da nhạy cảm với các chất gây kích ứng, hương liệu và cồn
Các nguyên nhân bên ngoài gây nên tình trạng da mặt nhạy cảm
Lạnh quá mức làm giảm sự bài tiết và duy trì lớp màng hydrolipid, trong khi sức nóng tăng quá trình đổ mồ hôi, sau đó là bốc hơi, làm làn da trở nên khô và có thiên hướng bị kích ứng. Thậm chí sức nóngcó thể là nhân tố làm da nhạy cảm, nếu đi kèm với không khí với độ ẩm thấp.
Tia UV, tầng ozone và ô nhiễm môi trường được chứng minh là làm da bị căng thẳng thông qua việc hình thành các gốc tự do, làm sự phòng thủ tự nhiên của da bị yếu đi. Cụ thể, tiếp xúc với mặt trời quá lâu có thể làm da bị khô và trở nên bị kích ứng.
Các thành phần được thêm vào các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm có thể làm da mặt trở nên nhạy cảm. Một số các chất hoạt tính bề mặt loại bỏ bụi bẩn và cũng có thể loại bỏ các lipids ở bề mặt da. Một số khác, như các thành phần trong các mùi hương, các chất tạo màu hay cồn, trong nhiều trường hợp sẽ gây kích ứng da và làm da trở nên nhạy cảm, và gây ra các hiện tượng dị ứng.
CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DA MẶT NHẠY CẢM
Một chế độ ăn giàu các chất ô xi hóa ví dụ vitamin A,C, E và các loại dầu thực vật tự nhiên hay dầu cá có thể giúp làn da phục hồi lại tình trạng khỏe mạnh.
Thậm chí trong những ngày có mây, da mặt cũng phải tiếp xúc với tia UV. Sử dụng kem chống nắng thường xuyên để tránh các ảnh hưởng gây hại, nên tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt trời vào khoảng từ 11h sáng đến 3h chiều. Khi lựa chọn sản phẩm kem chống nắng, tránh các sản phẩm có chứa các chất gây kích ứng da như hương liệu
Trước khi lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm cho làn da nhạy cảm, cần thực hiện kiểm tra trước, ví dụ bôi sản phẩm vào vùng mềm mại ở khuỷu tay và đánh giá vùng da này sau 24 tiếng
Bài viết liên quan
Chuyên mục: Kiến thức da cơ bản, Tin Làm Đẹp
- Bình luận trực tiếp