Hội chứng bong vảy da do tụ cầu (Staphylococcal Scalded Skin Syndrome – SSSS)

Hội chứng bong vảy da do tụ cầu (Staphylococcal Scalded Skin Syndrome – SSSS) hay bệnh Ritter được bác sĩ người Đức Gotfried Ritter von Rittershain mô tả lần đầu vào năm 1878. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ do độc tố của tụ cầu vàng gây ra và có thể gây thành dịch ở trẻ sơ sinh trong bệnh viện.

1. NGUYÊN NHÂN

Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) tiết ra độc tố gây bong da lưu hành trong máu người bệnh. Có 2 loại độc tố khác nhau là exfoliative toxin A và B (ETA, ETB). Các độc tố làm phân cắt desmoglein 1 (thường nằm ở lớp hạt của thượng bì) gây ra các bọng nước khu trú nông, dễ vỡ và bong vảy rất nhanh.

2. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

Lâm sàng

  • Thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ em. Có thể xuất hiện trên người lớn nhất là người bệnh bị suy thận hoặc suy giảm miễn dịch.
  • Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng ban đầu có thể là thương tổn chốc hoặc nhọt.
  • Khởi phát người bệnh sốt cao, mệt mỏi, khó chịu, kích thích, đau họng và đau rát da. Sau đó xuất hiện ban màu hồng nhạt, thường ở quanh miệng.
  • Sau 1-2 ngày xuất hiện các bọng nước nông, nhanh chóng vỡ tạo thành lớp vảy da mỏng, nhăn nheo như giấy cuốn thuốc lá. Có thể có đỏ da toàn thân.
  • Dấu hiệu Nikolsky dương tính.
  • Thương tổn khỏi không để lại sẹo.
  • Có thể xuất hiện viêm kết mạc.

Cận lâm sàng

  • Bọng nước nguyên vẹn thường vô trùng.
  • Nuôi cấy vi khuẩn từ nước tiểu, máu, vòm họng, rốn, vùng da nghi ngờ nhiễm khuẩn.
  • Sinh thiết da chỉ làm để chẩn đoán phân biệt, nhất là với hội chứng Lyell. Trên tiêu bản có thể thấy bọng nước nằm ở phần dưới của lớp hạt, bong vảy và rất ít hoại tử.

3.2. Chẩn đoán phân biệt

  • Hội chứng Lyell: nguyên nhân do thuốc, hoại tử phần thượng bì, thương tổn niêm mạc thường gặp, tiên lượng rất nặng.
  • Bỏng nắng.
  • Chốc bọng nước lớn.
  • Ban đỏ do virút: hội chứng viêm long, dát đỏ dạng tinh hồng nhiệt hoặc dạng sởi.
  • Pemphigus thể đỏ da: bệnh bọng nước tự miễn, hiếm gặp ở trẻ

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc chung

  • Kháng sinh toàn thân
  • Bồi phụ nước-điện giải/nâng cao thể trạng

4.2. Điều trị cụ thể

Tùy tình hình dịch tễ để lựa chọn kháng sinh, tốt nhất là amoxicillin phối hợp với acid clavulanic: trẻ em < 12 tuổi: 30 mg/kg/ngày chia 2 lần, trẻ em > 12 tuổi: 40mg/kg/ngày. Thời gian điều trị 7ngày.

  • Tụ cầu vàng nhạy cảm methicillin: oxacillin 150 mg/kg/ngày chia đều 6 giờ/lần trong 5-7 ngày.
  • Tụ cầu vàng kháng methicillin: vancomycin 40-60 mg/kg/ngày chia đều 6 giờ/lần trong 7-14 ngày

Điều trị hỗ trợ: kem, mỡ dưỡng ẩm để nâng cao khả năng hồi phục của

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

  • Đáp ứng tốt với điều trị và thường khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày.
  • Trường hợp nặng có thể gây tử vong, nhất là ở trẻ suy dinh dưỡng, người suy thận hay suy giảm miễn dịch.
  • Biến chứng: nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi…

6. PHÒNG BỆNH

  • Cách ly trẻ cho đến khi khỏi bệnh.
  • Nâng cao thể trạng.
  • Điều trị sớm các ổ nhiễm khuẩn bằng kháng sinh đủ liều.
  • Vệ sinh cá nhân.
Thẻ: , ,

Chuyên mục:

Hạy gọi cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất HOTLINE: 0984110997

Comments are closed here.