Viêm bì cơ (Dermatomyositis)

 Viêm bì cơ (Dermatomyositis) là một bệnh tự miễn có căn nguyên gây bệnh còn chưa rõ. ác yếu tố liên quan bao gồm: di truyền, nhiễm khuẩn và ung thư hệt tạo huyết.

1. ĐẠI CƯƠNG

  • Là một bệnh tự miễn, thương tổn chủ yếu là viêm da và cơ.
  • Bệnh ít gặp, tỉ lệ là 1/100.000 dân, nữ hay gặp hơn

2. NGUYÊN NHÂN

Căn nguyên không rõ. Có một vài yếu tố liên quan đến sự xuất hiện bệnh:

  • Di truyền: liên quan đến HLADR3-B8, HLA-DQA1 và HLA-DQA1.
  • Nhiễm khuẩn: Coxsackie B, Echovirus, Streptococcus pyogenes, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa và hoặc sử dụng kháng
  • Bệnh ác tính: viêm bì cơ khởi phát ở người lớn tuổi, thường là khối u rắn hoặc khối u ác tính huyết học.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

Sử dụng tiêu chuẩn mới của Hội thần kinh cơ châu Âu (2003) trong chẩn đoán viêm bì cơ.

Tiêu chuẩn lâm sàng

Tiêu chuẩn loại trừ

  • Giảm vận động do viêm cơ chọn lọc, không đối xứng, ảnh hưởng nhiều vùng cẳng tay, mặt trước và mặt gấp ngón tay, cơ tứ đầu đùi và phía trước xương chày.
  • Giảm vận động cơ vận nhãn, cơ duỗi cổ yếu hơn cơ gấp cổ.
  • Nhiễm độc cơ, bệnh nội tiết (suy hoặc cường giáp trạng, cường cận giáp), tiền sử gia đình có loạn dưỡng cơ hoặc đau thần kinh vận động gần.

Tiêu chuẩn lựa chọn

  • Bệnh khởi phát sau 18 tuổi. Viêm bì cơ và viêm cơ không đặc hiệu có thể khởi phát sớm hơn.
  • Giảm vận động do đau, yếu cơ: đối xứng hai bên gốc chi, ngọn chi, gấp cổ, duỗi cổ rất đau.
  • Thương tổn da: dát đỏ phù nề quanh mí mắt trên, giãn mạch quanh móng, dát đỏ bong vảy mặt duỗi ngón, khuỷu tay, đầu gối (sẩn, dấu hiệu Gottron), dát đỏ vùng tiếp xúc ánh sáng.

Tiêu chuẩn cận lâm sàng

  • Tăng men cơ CPK trong máu.
  •  Điện cơ đồ có rối loạn.
  • Cộng hưởng từ (MRI): tăng tín hiệu trong cơ (phù nề) lan tỏa hoặc khu trú.
  • Kháng thể đặc hiệu cho viêm cơ trong huyết thanh như tự kháng thể chống men tổng hợp (antisynthetase), bao gồm anti-Jo-1, tự kháng thể anti-SRP và tự kháng thể Mi-2.
  • Sinh thiết cơ
  • Xâm nhập lympho T xung quanh và trong sợi cơ, quanh mạch máu, không hoại tử cơ. Lắng đọng phức hợp tổn thương màng trong mao mạch cơ hoặc giảm mật độ mao mạch.
  • Chẩn đoán viêm bì cơ khi có đủ tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chuẩn sinh thiết cơ.
  • Chẩn đoán nghi ngờ viêm bì cơ khi có tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chuẩn sinh thiết cơ không đặc hiệu nhưng có tăng men cơ hoặc 1/3 tiêu chuẩn cận lâm sàng.

3.2. Chẩn đoán phân biệt

Các bệnh có yếu cơ, mệt mỏi

  • Nhiễm virút, HIV
  • Hội chứng thải loại mảnh ghép
  • Các bệnh cơ khác

Các bệnh có thương tổn da nhạy cảm ánh sáng

  • Viêm da tiếp xúc ánh sáng
  • Lupus ban đỏ hệ thống

4. ĐIỀU TRỊ

4.1.  Nguyên tắc chung

  • Cải thiện sức mạnh của cơ, ngăn chặn teo cơ, cứng khớp.
  • Phòng ngừa và giảm biến chứng ngoài cơ.
  • Giảm thương tổn

4.2. Điều trị cụ thể

Corticoid toàn thân

  • Liều khởi đầu: ≥ 1mg/kg/ngày trong 4-6 tuần.
  • Hạ liều chậm trong khoảng 9-12 tháng để đạt liều 5mg/ngày prednison.
  • Theo dõi các tác dụng phụ, chú ý tác dụng phụ gây yếu cơ do corticoid  điều trị toàn thân.

Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG): dùng khi bệnh rất nặng, nguy hiểm tới tính mạng, nhất là khi có thương tổn cơ nặng hoặc không đáp ứng với corticoid hoặc để giảm liều corticoid.

Methotrexat: có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp corticoid toàn thân để hạ liều corticoid.

  • Liều 1 lần/ tuần, 15-25 mg/lần.
  • Tác dụng phụ: suy tủy, thương tổn gan, rối loạn tiêu hóa, viêm phổi.
  • Phối hợp với axit folic 1-2 mg/ngày (trừ ngày dùng methotrexat và ngày  sau đó) để giảm tác dụng phụ.

Cyclosporin: thường phối hợp với corticoid giúp giảm liều

  • Liều khởi đầu: 3-5 mg/kg/ngày
  • Chỉnh liều dựa vào đáp ứng lâm sàng hoặc biểu hiện nhiễm độc cyclosporin (thường là creatinin huyết thanh tăng). Duy trì thuốc cho đến khi bệnh thuyên giảm, ổn định nhiều tháng sau khi cắt corticoid.

Cyclophosphamid: dùng trong trường hợp bệnh nghiêm trọng và đe dọa tính mạng, đặc biệt là bệnh loét mãn tính ở đường tiêu hóa, da hoặc thương tổn đường hô hấp. Có thể dùng phối hợp với corticoid liều

Azathioprin: lựa chọn cho điều trị viêm bì cơ khởi phát ở người lớn.

  • Thay thế cho corticoid toàn thân hoặc phối hợp để hạ liều corticoid toàn thân.
  • Tác dụng phụ: độc gan, tủy xương, viêm tụy (theo dõi hàng tháng).
  • Liều lượng: khởi đầu 50 mg/ngày. Nếu dung nạp tốt, tăng dần đến 1,5 mg/kg/ngày. Nếu không đáp ứng, tăng đến 2,5 mg/kg/ngày.

Thuốc chống sốt rét tổng hợp: Chỉ có tác dụng làm giảm thương tổn da, không có tác dụng với thương tổn cơ.

  • Liều 200-400 mg/ngày.
  • Khám mắt định kỳ trước và trong quá trình điều trị.

Các chất sinh học: được sử dụng ngày càng nhiều nhưng hạn chế ở trẻ Thuốc được chỉ định trong từng trường hợp lâm sàng cụ thể. Một số thuốc như:

  • Rituximab: kháng thể kháng CD20.
  • Infliximab: kháng thể đơn dòng kháng TNF alpha.
  • Abatacept: một protein gây độc lympho TCD4 và phần Fc của IgG1.

Các điều trị hỗ trợ khác

  • Nghỉ ngơi trong thời kỳ viêm.
  • Tránh nắng.
  • Dinh dưỡng đầy đủ phù hợp với thuốc toàn thân sử dụng.
  • Vật lý trị liệu và chế độ tập thể dục giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Tỉ lệ tử vong giảm từ 30% (năm 1960) xuống 2-3% từ khi dùng thuốc ức chế miễn dịch.

1/3 số người bệnh chỉ bị một lần và không bị lại sau một đợt điều trị chuẩn. 2/3 số người bệnh có thể tái phát và gặp các biến chứng lâu dài như :

  • Loãng xương: thường gặp ở trẻ em, do điều trị corticoid hoặc do không điều trị bệnh tốt. Nên phòng ngừa bằng vitamin D và calci.
  • Calci hóa: thường do không điều trị tốt.
  • Biến chứng nhiễm khuẩn: liên quan đến điều trị thuốc ức chế miễn dịch.
  • Biến chứng suy hô hấp: cần điều trị tích cực phối hợp vật lý trị liệu.
  • Thủng ruột: thường gặp ở trẻ em, do viêm mạch máu. Hay gặp trên người bệnh có thương tổn loét da. Có thể phải phẫu thuật điều trị.
Thẻ: , ,

Chuyên mục:

Hạy gọi cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất HOTLINE: 0984110997

Comments are closed here.